Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Phố Mùa Đông

Hà Nội mùa đông
Sương mù "xuống" phố
Những con đường khuya
Đèn vàng mờ tỏ
Hun hút gió lùa
xao xác lá rơi.
*
**
Hà Nội mùa đông ơi
Con đường bỗng nhỏ
Người chen với người
Qua từng ngõ phố
Khăn len quàng cổ
Áo choàng ngang vai
*
**
Nhớ bàn tay ai
Hơ trên bếp lửa
Những bếp than đỏ
Thơm mùi Ngô, Khoai
Tiếng xuýt xoa dài
"khói" bay rất nhẹ
*
**
Trưa về lặng lẽ
Nắng hanh heo vàng
Tôi đang mơ màng
bước trên cầu cổ
Khóa ai mới bỏ
Móc đầy lan can
*
**
Nửa đêm gió than
Phố dài hun hút
Tiếng rao như trút
Nỗi lòng " Đông" sang



Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Đất Tuyên Quang và Người "Thầy" đầu tiên


 Tháng 8 năm 1965 do đế quốc Mỹ leo thang ném bom phá hoại ra Miền Bắc nên chúng tôi rời trường ĐH Kinh tế kế hoạch ở ngã tư vọng Hà Nội sơ tán lên Nhà trẻ nhà máy Z2 tại Chí Đám, Đoan Hùng, Phú Thọ. Vì còn nhỏ  (mới lên năm, lên sáu) nên ký ức về thời gian này của tôi cũng nhạt nhòa theo thời gian. Trong kí ức của tôi chỉ còn loáng thoáng như một giấc mơ, chợt ẩn, chợt hiện cảnh tượng sinh hoạt tại nhà trẻ, cảnh lũ trẻ chúng tôi từng tốp trốn đi chơi, theo nhau đi kiếm hoa quả để ăn tại các vườn bỏ hoang, nào: ổi, bưởi, sim, mua, kể cả ngắt hoa dong riềng ( Cây cho củ hoàng tinh) màu đỏ hút lấy chút ngòn ngọt ở cuối cuộng hoa miễn sao no bụng và thỏa mãn trò nghịch ngợm của lũ trẻ. Cảnh chủ nhật cuối tuần mong ngóng bố mẹ lên thăm để có chút quà cho dù không thường xuyên, nhiều khi thấy tủi thân vì bạn có bố mẹ lên thăm cho quà mà mình thì không có. Chúng tôi đã qua mùa đông đầu tiên năm1965 rét mướt ở Chí Đám bằng  đốt củi để sưởi và 2 chiếc chiếu đôi đắp thay chăn.
Sang năm 1966 chúng tôi chuyển sang Đội Bình thuộc huyện Yên Sơn, Tuyên quang vào một ngày trời mưa nhỏ hạt. Trên trời có tiếng ù ù của máy bay sau đó là 2 tiếng uỳnh uỳnh  như sấm nhưng không thấy ánh chớp  nên  chúng tôi mới bảo nhau " trời mưa máy bay ướt cánh thì làm sao mà bay thả bom được". Thật là ấu trĩ của trẻ con. Ngày hôm sau nghe người  lớn kể chuyện mới biết là máy bay Mỹ ném bom xuống khu vực nhà máy Z2 thật.
Những ngày đầu tiên chuyển sang Đội Bình, chúng tôi ở nhờ nhà một công nhân nông trường chè Tuyên Quang giữa đồi chè bát ngát. Sau nhiều lần di chuyển, rồi chúng tôi cũng có nhà riêng. Đó làm ngôi nhà nhỏ trên một quả đồi thấp, ở quả đồi phía đằng sau là nhà cô chú Phúc - Hoàn,  quả đồi bên cạnh là của Bác Quỳ có chị Nga sau này là công nhân quốc phòng  nhà máy X10 (ở Phủ lỗ,Sóc Sơn nơi bố tôi đã xin cho chị vào).Hai gia đình là dân dưới xuôi lên khai hoang Tại nơi đây chúng tôi biết thế nào là đi phát nương trồng sắn, trồng rau, trồng mía, đào giếng lấy nước ăn. Biết vào rừng lấy măng, hái nấm. Biết lấy hoa quả rừng về ăn như Sim, Mua, Hạt gắm, quả bứa,dâu da đất... nhất là mùa sim, ngon thì có ngon, ngọt thì có ngọt. ăn tím cả môi nhưng lúc đại tiện thì thật khổ( Tất nhiên thời gian này tôi chỉ đi theo các anh mà không làm được gì). Ở đây chúng tôi cũng được ăn đặc sản rừng , Xem nuôi tằm và ăn nhộng tằm ăn lá sắn to bằng ngón tay út người lớn, nhìn  tằm kéo kén và con ngài hóa bướm, ăn sáp và mật ong nuôi và mật ong rừng. Chúng tôi đã biết thế nào là mùa lũ rừng về nước suối dâng cao  đi qua suối phải bằng bè mảng. không lội bộ qua suối được.
Tháng 9 năm 1966 tôi bắt đầu đi học lớp vỡ lòng. Cả bản có một lớp gần chục học sinh. Lớp học bằng tranh tre, nứa lá do bản dựng đầu tiên ở đầu bản sau đó bản bị ném bom nên lớp chuyển vào trong rừng bên bờ suối. Người thầy đầu tiên của tôi là cô giáo Nghề, đôi khi cô bận hoặc ốm thì chồng cô- thầy Bình dạy thay. Cô và thầy không có sách dạy vỡ lòng như dưới xuôi nên dạy theo kiểu biết chữ nào dạy chữ đấy. Được gần nửa học kỳ I bố tôi mới mua ở Hà Nội lên cho tôi quyển sách học vỡ lòng cùng quyển tập tô với cái bút chì nửa xanh đỏ của Hồng Hà. Lớp hoc từ đấy mới có sách chuẩn để theo. Rồi thời gian học vỡ lòng cũng trôi qua. Cuối tháng 4 năm 1967, chúng tôi có kỳ thi vào lớp 1 ở trường ngoài xã cách nơi tôi ở gần 4 km. Buổi sáng đi thi, cô Nghề cho tập chung học sinh ở nhà một bạn cách nhà tôi nửa cây số ( cách 2 quả đồi).Khi tập trung cô hỏi tôi có mang theo quyển sách học vỡ lòng không, tôi bảo em để quên ở nhà vì vội đi do sáng dậy muộn. Cô nói: em về lấy sách mang đi, cô và các bạn sẽ đợi em. Nghe lời cô, tôi vội vắt chân lên cổ chạy về lấy được quyển sách mang ra đến nơi thì cô và các bạn đi mất rồi vì chờ lâu quá. Đang loay hoay không biết đi hướng nào thì thấy bạn Xuân (con gái) đến muộn đang khóc vì không thấy cô và các bạn đâu. Không biết hồi đấy tôi đột nhiên ga lăng thế nào mà dỗ giành bạn Xuân thôi khóc rồi cả 2 đưa tìm hỏi đường đến điểm thi. Tôi và Xuân đến điểm thi khi gần hết giờ, cũng may kịp thời gian nên tôi đã thi và đỗ vào lớp1.( sau này cô Nghề kể chuyện này với bố mẹ tôi nên các anh tôi cứ trêu tôi suốt) 
  Rời lớp học vỡ lòng của Thầy Bình, Cô Nghề tôi vào học lớp 1 chừng được 2 tháng, tôi mới biết cách chạy ra giao thông hào,vào hầm khi báo động có máy bay đến, mới biết các câu đồng giao quoái quỷ của lũ học trò với câu : "A,B, C lợn xề bánh đúc, A,C úc là......ôm,  A,C ôm là...  ái"  thì chúng tôi lại tạm biệt Tuyên Quang chuyển về xã Đông Xuân, huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phú ( nay là xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để học tiếp lớp 1 ở đây.
Từ đó đến nay vì nhiều lý do tôi chưa một lần quay về nơi sơ tán, nơi tôi học vỡ lòng để gặp lại Thầy Bình, Cô Nghề ( nếu còn thì Thầy Cô đang ở độ tuổi trên dưới 80), những người thầy đầu tiên đã dạy tôi cách đánh vần và viết những nét chữ đầu đời, là điểm khởi đầu cho tôi được như này hôm nay. Tôi có hỏi thăm thầy cô qua chị Nga nhưng do lấy chồng ở X10 lâu không về trên nhà bố mẹ nên cũng không có thông tin gì.
 Hôm nay nhân ngày 20 tháng 11, ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam , tôi viết đôi dòng những kí ức còn đọng lại gợi nhớ chuyện ngày xưa, Một thời nghèo khó (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) nhưng tình thầy trò thật sâu đậm.Đồng thời để cảm ơn Thầy Bình Cô Nghề, những  thầy cô giáo vùng cao, những người đã đem hết tuổi trẻ nhiệt tình, làm hết sức mình vì học sinh thân yêu . những người đi gieo chữ và mang ánh sáng văn hóa tới từng bản làng. Xin Cảm Ơn và Xin Chúc Mừng Thầy Bình, Cô Nghề nhân ngày nhà giáo Việt Nam.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Du lịch kiểu "Lính" - Lam Kinh

Mặc dù vào tổ chức thi công và kiểm tra tuyến đường TTBG Thanh Hóa từ tháng 12 năm 2009, thường xuyên đi theo đường Hồ Chí Minh rất nhiều lần  qua Lam Kinh nhưng đều vội nên không ghé vào thăm được. Ngày 22 tháng 2 năm 2012 nhân giao ban quý I tại Lang Chánh (sau khi kiểm tra tuyến tại Bát Mọt,Thường Xuân) mấy anh em rủ nhau qua thắp hương vua Lê Thái Tổ và thăm quan di tích Lam Kinh trước khi về giao ban.
7 giờ xuất phát từ Thị trấn Thường Xuân qua cầu Bái Thượng ra thị trấn  Mục Sơn qua Sông Chu chúng tôi đến Lam Kinh lúc 8 giờ 10.Vào liên hệ với ban quản lý di tích ,chúng tôi được một hướng dẫn viên nam đưa đi tham quan. Do chiều còn giao ban, thời gian có hạn nên chúng chỉ đi vào những nơi chính như: điện Lam Kinh, Khu Thái Miếu, Bia Vĩnh Lăng, Lăng vua Lê Thái Tổ mà không còn thời gian thăm lăng mộ khác. Đúng là đi một ngày đàng.... Để biết thêm một địa danh Lịch sử của đất nước.
Dưới đây là chùm ảnh và Videocủa tôi và các bài viết về LamKinh Theo Wikipedia


Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc, nằm trên địa bàn xã Xuân Lam , Thọ Xuân, Thanh Hóa. Đây là một di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1962. Năm 2013, khu di tích này được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Nhân vật tạo lập ra Lam Kinh là Lê Thái Tổ. Sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) đánh đuổi giặc nhà Minh và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), vua Thái Tổ lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất. Đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh hay còn gọi là Tây Kinh.
Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ đang được trùng tu và xây dựng lại.

                                                                   Bản đồ khu di tích



                                                                            Lối vào









                                                                    Khu Thái Miếu

Lăng Mộ vua Lê Thái Tổ
Lăng Lê Thái Tổ được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng cách điện Lam Kinh 50 m. Vĩnh Lăng được chọn đặt một thế rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và tiền án là núi Chúa, phía sau có gối tựa là núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế "hổ phục rồng chầu". Đối diện lại có sông làm "bạch hổ".
Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên và trang nhã. Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh xây chèn bằng đá đục ở bên ngoài, có kích thước 4,4 x 1 m. Trước Lăng có hai hàng tượng quan hầu và tượng các con giống tạc bằng đá dựng ở đây để trấn trạch (bốn đôi con giống đối nhau theo thứ tự hai nghê, hai ngựa, hai tê giác, hai hổ). Giữa hai hàng tượng chầu vào là một lối đi rộng 2m25 gọi là đường "thần đạo". Nhìn toàn cảnh lăng Lê Thái Tổ ( Vĩnh lăng) thật giản dị, gần gũi song rất tôn nghiêm và trang trọng


                                                                   Mộ vua Lý Thái Tổ

                                             "Cây ổi cười" trong lăng mộ vua Lê Thái Tổ

Bia Vĩnh Lăng
Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam thành điện Lam Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m; rộng1,94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3,46m; rộng 1,9m; cao 0,94m kể cả đế.
Nhà bia được dựng lại năm 1961 nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80m và nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột theo kiểu nhà Lê. Nghệ thuật trang trí tinh xảo, phong cách trang trí trên bia phù hợp với nội dung văn bia do Nguyễn Trãi soạn. Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ.








                                                                            Bia Vĩnh Lăng



Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Cảm xúc tháng mười




Tháng mười
Hương hoa sữa đã nồng góc phố
Gió se lạnh về qua cửa sổ
Lá vàng rơi xào xạc cuối sân
Bâng khuâng
Lời bài ca đi cùng năm tháng
Chợt nghe
Nốt trầm  “lặng”  trong khuôn nhạc
Hay  tin “Đại Tướng” ra đi
Gia đình mất đi :
Một người Ông, một người Cha  mẫu mực
Tấm gương cho con, cháu noi theo.
Quân đội mất đi:
Một Đại Tướng, một người  “Anh” thân thiết
Chăm lo cho sức mạnh toàn quân
Một vị Tướng luôn trước đoàn quân
Tiến lên phía trước
Đất nước mất đi:
Một người Con làm rạng danh Đất nước
Cống hiến suốt đời, chẳng màng tới công danh
Thế giới  vĩnh biệt “anh”
 Người làm rạng danh Đất Việt
Người làm cho đế quốc, thực dân phải biết
Thế nào là sức mạnh của Chính Nghĩa, lòng Dân
Tháng mười,
Ngày trở về của đoàn quân
Thực hiện lời thề trở lại
Năm chín năm rồi nay thêm nhớ mãi
Dẫu “” có về nguồn
 nhưng 
“Văn” mãi trong Dân.
HN 07/10/2013. PH
LTS : Có đôi vần trúc trắc từ trong tim xin được thay nén nhang thắp trước bàn thờ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Vĩnh biệt " Anh Cả"

Xin cho phép tôi được gọi ông với cách gọi trìu mến thân thương của những người lính " Bộ đội Cụ Hồ".
Sáng nay biết tin " Người anh Cả" của Quân đội nhân dân Việt nam, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần  vào hồi 18 giờ 8 phút ngày 04 tháng 10 năm 2013 tại quân y viện 108 mà lòng tôi nghẹn lại dẫu biết rằng rồi cũng có những giây phút này.
Trong cuộc đời mình, tôi vẫn luôn coi Ông là Vị tư lệnh tối cao của quân đội  mặc dù khi tôi chính thức bước vào quân ngũ ( trở thành sỹ quan phục vụ lâu dài trong quân đội) Ông không còn ở cương vị Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng nữa.
Tôi đã biết mùi bom, đạn ,đau thương khi thuở nhỏ cùng gia đình đi sơ tán trong suốt hai đợt Mỹ leo thang ném bom phá hoại ra miền Bắc. Đã thấy cảnh đồng đội hy sinh khi cùng sư đoàn bảo vệ biên giới phía Bắc chống quân xâm lược. Nên thấm thía được tài năng quân sự, đức độ của vị Tướng cầm quân, lo cho cán bộ chiến sỹ nơi trận mạc trong từng chiến dịch, từng trận đánh của Ông mà các tướng lĩnh trong và ngoài nước ca ngợi.
Trong suốt 35 năm phục vụ quân đội, nay đã giã từ vũ khí trở lại đời thường. Tôi vẫn không sợ xấu hổ khi nói trước vong linh của Ông rằng : "Tôi, Quân Nhân Trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam" luôn thực hiện đúng 10 lời thề danh dự và 12 điều kỷ luật của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, xứng đáng là người Lính trong đội quân do Ông chỉ huy
Vĩnh Biệt Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ,Người anh Cả Của Quân đội , Một vị tướng của các vị tướng trong thế kỷ 20. một nhân cách lớn. Không biết nói gì hơn tôi chỉ thầm hứa với Ông và với mình rằng : Hãy luôn là người cựu chiến binh xứng đáng trong đội quân được mang danh "Bộ đội Cụ Hồ"

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Cột mốc, Đường Tuần tra biên giới

Địa điểm : Xã Mường lèo,Huyện Sốp Cộp,Tỉnh Sơn La Dân tộc : Kinh, Thái,H Mông, Khơ Mú, Lào. Trung tâm Xã : Bản Liềng (Dân tộc Thái đen),đi qua Huổi Làn( Dân tộc Khơ Mú), Huổi Phúc (Dân tộc Hơ Mông), Xám Quảng (Dân tộc Hơ Mông), Huổi Luông (Dân tộc Hơ Mông),Nà Chòm (Dân tộc Thái đen), Pá Khoang (Dân tộc Hơ Mông)cách trung tâm xã 30km *Bài thử post ảnh

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Cô đơn sấu rụng ngoài ngõ vắng........

Chiều nay nhận được tin của đôi mắt Pleiku hỏi : Ngoài đó mùa này còn có quả sấu xanh không? nhớ quê hương và nhớ quả sấu xanh quá. Tôi không rõ nữa vì thông thường mùa sấu đã hết rồi, có chăng chỉ là sấu muộn hay trái mùa mà thôi. Đành trả lời đôi mắt theo lời bài hát " Hà Nôi mùa  này vắng......Cái rét đầu đông........hiu hiu gió lạnh, Hoa sữa thôi rơi ai bên tôi một chiều tan lớp đường.....xưa chầm chậm bước ta về. Hà nội mùa này Đường Xưa hết Sấu, Phố văng nghiêng nhiêng cành cây khô...". Đôi mắt buồn rầu và nhắn lại : Ôi vậy là nghẻo rồi, chán quá...... Vậy đấy những người con xa quê đất Bắc không ngừng nghĩ đến hương bạch đàn, trái sấu xanh,cái rét chớm thu ,đầu đông nên luôn tìm về nỗi nhớ. Tôi chợt nhớ bài hát " Hà Nội những năm 2000 của Trần Tiến có đoạn : "...Để trái sấu chín lăn lăn trên đường em đi về phía anh Thiên Thần"...mà lòng dạ thấy nao nao bèn gửi tin trả lời : Hôm nay cà phê một mình, Hà Nội chợt mưa, chợt nắng nhớ ai nhớ ai cho vừa...." Đôi mắt thách tôi giải mã tại sao lại có" tin" nhắn lạ vậy nếu giải mã được đôi mắt sẽ đi bằng cả 2 tay . qua tin nhắn tôi xin có đôi vần không biết có đúng không?;
 
Tôi biết rồi " Người" đã trách tôi
" Hoàng Hôn" xuống rồi không gặp mặt
Bởi xe duyên, "trời" không sắp đặt
Nên bồi hồi trước cảnh lìa xa
"Đôi mắt" ơi chuyện vẫn thế mà
Trách chi ai bởi trời đã định
Thôi "Mắt" nhé trời kia đã tính
"Nhắc Người" rằng đã lỡ nhịp cầu xa.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Nhớ!
"Năm thì mười họa về thăm quán, Một tháng đôi lần vắng như không ?". Hôm qua có việc về muộn hơn 9 giờ vào Blog lớp xem nhận xét các bạn. thấy com ment của LG kèm theo bài thơ hay liền nảy ra mấy vần gửi LG (không phải thơ) gửi LG qua phần trả lời vì muộn nên nay mới ghi lại vào đây ( có bổ xung khổ cuối).

 Trở về tuổi thơ tôi

Tôi lại về với tuổi thơ tôi
Nhớ lại thuở chơi bi, chơi đáo
Bắt chuồn ớt đỏ như hoa gạo
Bên bờ ao hàng xóm cạnh nhà
Tôi lại về với những khúc ca
Những điệu múa đêm vui văn nghệ
Tiếng trống ếch tùng dinh thuở bé
Vác "ông sao" đi đón trăng rằm
Tôi lại về với những tháng năm
Có tiếng loa vang cùng tiếng pháo
Đêm đỏ lửa trời như xay gạo
Đạn bay lên bom nổ vang trời...
Tôi lại về với tuổi thơ tôi
Tuy ngắn ngủi, nhưng sao dài thế nhỉ?
Ngày bắt ve, đào giun,đào dế
Thấy "tồng ngồng" lũ trẻ tắm hồ xa....
Chuyện "Nghịch, ngoan" chẳng kể hết ra
Thời gian ngắn, đất xưa gặp lại
Tạm biệt nhé "tuổi thơ ơi" nhớ mãi
Biết ngày nao tôi lại ghé thăm người .

Hôm trước, trong comment LG có đề nghị sửa  mã capcha và đã cho vé vào cổng nhà nhưng do trình độ abc nên không biết sửa và vào nhà LG thế nào nên đành chịu vậy. có lần qua Blog BN thấy đối, họa bài "Thi nạn" giữa Cao Linh Tử và Bình Nguyên mà giật mình ,thôi thì ghé qua còn không "dám múa rìu qua mắt thợ nữa".
 

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Thăm "nhà"
Hôm nay về thăm nhà, Mơ thấy bóng ai ra , Da trắng như gà bóc, hay nũng nịu anh à....
Chà! mơ là mơ vậy thôi cứ lang suốt nhà mình thành quán trọ  thì khi về còn có ai?
hôm qua thấy BN, LG vào Blog lớp tiện ghé qua nhà LG thấy cổng kín cao tường,khách phải có vé mời mới được gặp thôi đành ngắm hoa "For get me not" rồi ra về vậy nhưng vẫn văng vẳng đâu đó câu nói : "Xin đừng quên   ....m". Ghé qua nhà BN thấy bài thơ mới, không biết họa thế nào thôi nay làm nhại thơ chút nữa gửi BN không biết có ổn không :

Đáng ghét !

Đáng ghét! sao mà không thể lay
Ân tình thăm thẳm chót trao đầy
Có phải "người ta" đang thử sức
Hay tại "người này" đã lỏng tay?
Bao lần muốn dứt cho vơi đặng
Nhưng vẫn còn mong được lấp đầy
Không muốn làm chi cho phí sức
Khi mà mọi thứ rộn ràng quay

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Hôm nay tôi trở về thăm nhà cũ,
Nhà vẫn còn nguyên bụi bám hết đồ
Bâng khuâng chờ người cùng trút bụi dơ
May ra vẫn còn đôi thứ
Vấn vương trong cái tuổi học trò.....

Hai!.... Không có thời gian và không có năng lực để nâng cấp căn nhà, buồn ghê nhưng ở nhà chính thấy náo nhiệt mà vui, thôi đành vậy. Thỉnh toảng lướt qua mấy Blog thuwngf qua thăm nhà chính nhưng thấy ít bài mới. hôm nay qua Blog Bình nguyên thấy bài thơ hay nhưng kết lại có ý như đầu đề bài trước mà... tôi có gửi mấy vần lại không biết có ra sao?

Bình Nguyên là dải đồng bằng ...
và ngược lại dải đồng bằng được gọi là Bình Nguyên

Đất mẹ sinh "Em" "dải đồng bằng"
Điểm tô hoa,lá, cả trời xanh
Thêm ong, thêm bướm thêm màu sắc
Cho khách ai qua cũng phải lòng
"Em" luôn tươi tốt cho đời thắm
Chẳng ngại phong ba, ngại bão dông
Những mong sông lớn qua bồi đắp
Cho thỏa lòng "Em"mãi mãi trông

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Tự bạch :
Thỉnh thoảng về đây ghé thăm nhà
Trả lời nhắn nhủ khách ghé qua
Lưu giữ đôi ba "lời tâm sự"
Giữa khách với mình, ta với ta.

Ngày 27/5/2013 Mình ghé thăm nhà 2 Blog: Bình Nguyên và Hồng Anh thấy nhiều "Tâm sự" quá, đành gửi đôi câu cho các bạn, mong các bạn không chê
1- Bình Nguyên :
Đến Bình Nguyên tới miền đất rộng
Đồng cỏ xanh mát lộng đất trời
Bướm vờn trong nắng vàng tươi
Say hồn lữ khách bồi hồi bước qua
Lúc thi hứng đôi vần thơ họa
Lúc buồn dầu lặng ngắm "châu sa"
Bình Nguyên mảnh đất hiền hòa
"Ai vô" cũng thắm tình ta với người.
(*Theo Wikilipedia tiếng việt Bình Nguyên có nghĩa thông thường là đồng bằng ,đồng cỏ......)

2- Hồng Anh :
Chân tình :
Tháng 6 ve kêu không dứt
"Không đề" " Lặng" đến sót xa
"Trực bình" - Tuổi nữ kia mà
Lụa, nhung lệ tràn vẫn dỏ
Đa đoan làm chi cho khổ
"Thoáng" nhìn thế sự nổi trôi
Cuộc sống vốn đã thế rồi
"Nhẹ lòng" cho mình bớt khổ.
(*Trực Bình là kiếm của Trời ban, Đời trai ngang dọc giữ giang san, Nữ nhi khuê các buồn tơ liễu, Nhung lụa giàu sang lệ vẫn tràn.)


Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Vui
     Thấy kẻ ...Họa
Nhìn thấy vườn tím tưởng chiều sim
Hóa ra hoa bướm, Bướm Ong tìm
Thôi thì mùa tới lên "Xuân" đỉnh
Kẻo "Chẳng giống ai" lại đến xin.
 ........

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Nhân xem bài "Tuyết" của Hồng Anh"
Hình như ai đi sang xứ lạnh đều gửi ảnh về cho người thân ở nhà cảnh tuyết rơi. năm1988 tôi cũng nhận được hai bức ảnh như vậy nên có mấy vần  gửi người đó xin đăng lai gửi Hồng Anh

Đơn côi
       thân tăng Tr. T. B. M

Anh không được cùng em
Ra sân bay tiễn biệt
Lên đường bay,bay miết
Sang trời âu xa xôi
*
**
Em mong một lần thôi
Anh ngỏ lời ước hẹn
Nhưng lời anh tắc nghẹn
Không nói được cùng em
*
**
Để chiều nay anh xem
Tấm hình  em gửi tặng
Đường rừng xa tuyết trắng
Một mình em đơn côi
*
**
Giang tay đón tuyết rơi
Em đứng trong tuyết trắng
Em đứng trong im lặng
nỗi niềm nào trong em
*
**
Con đừng nào em quen
Hai tám năm em bước
Để  bây giờ  giá buốt
Em lạnh giữa trời âu
*
**
Nơi nào em bắt đầu
Nơi nào em sẽ trải
Trên đường xa, xa mãi
Tuyết trắng một mầu thôi
*
**
Mùa đông đã qua rồi
Mùa xuân thời trở lại
Trên đường xưa đá rải
Em lại về thăm anh

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

 Nhớ Nguyên Bình (Cao Bằng)
               nhân vào Blog Bình Nguyên 

Vào tới Bình Nguyên nhớ Nguyên Bình
Mảnh đất đi qua mấy chục  niên
"Ba tư" đường tới Cao Bằng nắng
Chiều tím hoa sim trải mấy triền
Cánh bướm vờn bay khoe sắc biếc
Ong say hút nhụy mật dâng đời
Đôi chim tình tự trên cành thắm
Say lòng kẻ sỹ lạc tới nơi.

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Nhân Bình nguyên ghé thăm mái nhà chung của 10 c Family gửi tới bạn vài lời xin lỗi
( Mượn vần các cụ)
Chẳng mấy khi khách tới thăm nhà
Đầu xuân lễ hội vắng "Nhân gia"
Gõ cửa " Phượng" ơi mùa chưa tới
Ngậm ngùi quay lại Ta với Ta
*
* *
Chẳng mấy khi khách lại tới nhà
Hội thì chưa hết, Chủ chẳng ra
Ao sâu khô lưới khôn chài cá
Mấy luống đầu ao vắng bóng cà
*
* *
Chẳng mấy khi khách tới thăm nhà
Gia đình về tới "Bạn" đã ra
thôi thì mùa tới tha hồ nắng
"Bạn" đến ve kêu vui với "Nhà"




Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Nhân tiện đọc bài của Hồng Anh xin gửi bạn cảm nghĩ
              Thôi Kệ
Thế sự đổi thay cũng đã nhiều
Nhân tình thế thái có chút xiêu
Ngày xưa khốn khó nhiều người tốt
Bầy giờ no chút chúng nó liều
Thây kệ Cha, Thầy, thây kệ Bạn
Miễn tiền đầy túi chúng nó tiêu
Ra tay hành sử ngàn mưu trước
Qua mặt nhân gian cũng đã nhiều
Kẻ sỹ viết hoài rồi cũng nả
Thôi! nhờ Trời, Phật chúng nó "tiêu".

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Lá Xanh


còn xanh như anh đang còn trẻ. trên cành như anh trong đoàn quân Gió rung cây cànhtưng bừng đùa vui Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân Anh trên cành ngại chi gió mưa Anh là trai phải ra chiến trận phen này Đi đầu quân ! Đi trong mùa động viên Đi đầu quân ! Đi trong mùa xuân mới gióreo gióreo Kìa bảng treo cùng trong làng Đi đầu quân. Đi đầu quân Tất cả cho tiền tuyến mau lên đi Hỡi các anh trai làngcòn xanh như bao anh còn trẻ Sức oai hùng đang căng trong toàn thân Ngó lên cây màutươi đầy trời xanh Anh trai làng vấn vương gia đình làm chi Ra tiền tuyến thi tài cùng nhau giết Tây Em chờ anh với bao chiến công lẫy lừng