Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Du lịch kiểu "Lính" - Lam Kinh

Mặc dù vào tổ chức thi công và kiểm tra tuyến đường TTBG Thanh Hóa từ tháng 12 năm 2009, thường xuyên đi theo đường Hồ Chí Minh rất nhiều lần  qua Lam Kinh nhưng đều vội nên không ghé vào thăm được. Ngày 22 tháng 2 năm 2012 nhân giao ban quý I tại Lang Chánh (sau khi kiểm tra tuyến tại Bát Mọt,Thường Xuân) mấy anh em rủ nhau qua thắp hương vua Lê Thái Tổ và thăm quan di tích Lam Kinh trước khi về giao ban.
7 giờ xuất phát từ Thị trấn Thường Xuân qua cầu Bái Thượng ra thị trấn  Mục Sơn qua Sông Chu chúng tôi đến Lam Kinh lúc 8 giờ 10.Vào liên hệ với ban quản lý di tích ,chúng tôi được một hướng dẫn viên nam đưa đi tham quan. Do chiều còn giao ban, thời gian có hạn nên chúng chỉ đi vào những nơi chính như: điện Lam Kinh, Khu Thái Miếu, Bia Vĩnh Lăng, Lăng vua Lê Thái Tổ mà không còn thời gian thăm lăng mộ khác. Đúng là đi một ngày đàng.... Để biết thêm một địa danh Lịch sử của đất nước.
Dưới đây là chùm ảnh và Videocủa tôi và các bài viết về LamKinh Theo Wikipedia


Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc, nằm trên địa bàn xã Xuân Lam , Thọ Xuân, Thanh Hóa. Đây là một di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1962. Năm 2013, khu di tích này được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Nhân vật tạo lập ra Lam Kinh là Lê Thái Tổ. Sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) đánh đuổi giặc nhà Minh và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), vua Thái Tổ lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất. Đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh hay còn gọi là Tây Kinh.
Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ đang được trùng tu và xây dựng lại.

                                                                   Bản đồ khu di tích



                                                                            Lối vào









                                                                    Khu Thái Miếu

Lăng Mộ vua Lê Thái Tổ
Lăng Lê Thái Tổ được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng cách điện Lam Kinh 50 m. Vĩnh Lăng được chọn đặt một thế rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và tiền án là núi Chúa, phía sau có gối tựa là núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế "hổ phục rồng chầu". Đối diện lại có sông làm "bạch hổ".
Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên và trang nhã. Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh xây chèn bằng đá đục ở bên ngoài, có kích thước 4,4 x 1 m. Trước Lăng có hai hàng tượng quan hầu và tượng các con giống tạc bằng đá dựng ở đây để trấn trạch (bốn đôi con giống đối nhau theo thứ tự hai nghê, hai ngựa, hai tê giác, hai hổ). Giữa hai hàng tượng chầu vào là một lối đi rộng 2m25 gọi là đường "thần đạo". Nhìn toàn cảnh lăng Lê Thái Tổ ( Vĩnh lăng) thật giản dị, gần gũi song rất tôn nghiêm và trang trọng


                                                                   Mộ vua Lý Thái Tổ

                                             "Cây ổi cười" trong lăng mộ vua Lê Thái Tổ

Bia Vĩnh Lăng
Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam thành điện Lam Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m; rộng1,94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3,46m; rộng 1,9m; cao 0,94m kể cả đế.
Nhà bia được dựng lại năm 1961 nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80m và nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột theo kiểu nhà Lê. Nghệ thuật trang trí tinh xảo, phong cách trang trí trên bia phù hợp với nội dung văn bia do Nguyễn Trãi soạn. Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ.








                                                                            Bia Vĩnh Lăng



Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Cảm xúc tháng mười




Tháng mười
Hương hoa sữa đã nồng góc phố
Gió se lạnh về qua cửa sổ
Lá vàng rơi xào xạc cuối sân
Bâng khuâng
Lời bài ca đi cùng năm tháng
Chợt nghe
Nốt trầm  “lặng”  trong khuôn nhạc
Hay  tin “Đại Tướng” ra đi
Gia đình mất đi :
Một người Ông, một người Cha  mẫu mực
Tấm gương cho con, cháu noi theo.
Quân đội mất đi:
Một Đại Tướng, một người  “Anh” thân thiết
Chăm lo cho sức mạnh toàn quân
Một vị Tướng luôn trước đoàn quân
Tiến lên phía trước
Đất nước mất đi:
Một người Con làm rạng danh Đất nước
Cống hiến suốt đời, chẳng màng tới công danh
Thế giới  vĩnh biệt “anh”
 Người làm rạng danh Đất Việt
Người làm cho đế quốc, thực dân phải biết
Thế nào là sức mạnh của Chính Nghĩa, lòng Dân
Tháng mười,
Ngày trở về của đoàn quân
Thực hiện lời thề trở lại
Năm chín năm rồi nay thêm nhớ mãi
Dẫu “” có về nguồn
 nhưng 
“Văn” mãi trong Dân.
HN 07/10/2013. PH
LTS : Có đôi vần trúc trắc từ trong tim xin được thay nén nhang thắp trước bàn thờ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Vĩnh biệt " Anh Cả"

Xin cho phép tôi được gọi ông với cách gọi trìu mến thân thương của những người lính " Bộ đội Cụ Hồ".
Sáng nay biết tin " Người anh Cả" của Quân đội nhân dân Việt nam, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần  vào hồi 18 giờ 8 phút ngày 04 tháng 10 năm 2013 tại quân y viện 108 mà lòng tôi nghẹn lại dẫu biết rằng rồi cũng có những giây phút này.
Trong cuộc đời mình, tôi vẫn luôn coi Ông là Vị tư lệnh tối cao của quân đội  mặc dù khi tôi chính thức bước vào quân ngũ ( trở thành sỹ quan phục vụ lâu dài trong quân đội) Ông không còn ở cương vị Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng nữa.
Tôi đã biết mùi bom, đạn ,đau thương khi thuở nhỏ cùng gia đình đi sơ tán trong suốt hai đợt Mỹ leo thang ném bom phá hoại ra miền Bắc. Đã thấy cảnh đồng đội hy sinh khi cùng sư đoàn bảo vệ biên giới phía Bắc chống quân xâm lược. Nên thấm thía được tài năng quân sự, đức độ của vị Tướng cầm quân, lo cho cán bộ chiến sỹ nơi trận mạc trong từng chiến dịch, từng trận đánh của Ông mà các tướng lĩnh trong và ngoài nước ca ngợi.
Trong suốt 35 năm phục vụ quân đội, nay đã giã từ vũ khí trở lại đời thường. Tôi vẫn không sợ xấu hổ khi nói trước vong linh của Ông rằng : "Tôi, Quân Nhân Trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam" luôn thực hiện đúng 10 lời thề danh dự và 12 điều kỷ luật của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, xứng đáng là người Lính trong đội quân do Ông chỉ huy
Vĩnh Biệt Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ,Người anh Cả Của Quân đội , Một vị tướng của các vị tướng trong thế kỷ 20. một nhân cách lớn. Không biết nói gì hơn tôi chỉ thầm hứa với Ông và với mình rằng : Hãy luôn là người cựu chiến binh xứng đáng trong đội quân được mang danh "Bộ đội Cụ Hồ"

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Cột mốc, Đường Tuần tra biên giới

Địa điểm : Xã Mường lèo,Huyện Sốp Cộp,Tỉnh Sơn La Dân tộc : Kinh, Thái,H Mông, Khơ Mú, Lào. Trung tâm Xã : Bản Liềng (Dân tộc Thái đen),đi qua Huổi Làn( Dân tộc Khơ Mú), Huổi Phúc (Dân tộc Hơ Mông), Xám Quảng (Dân tộc Hơ Mông), Huổi Luông (Dân tộc Hơ Mông),Nà Chòm (Dân tộc Thái đen), Pá Khoang (Dân tộc Hơ Mông)cách trung tâm xã 30km *Bài thử post ảnh